Tem vé điện tử là gì? Quy định về tem vé điện tử theo Thông tư 78

Hiện nay việc sử dụng tem vé điện tử đang dần thay thế cho tem vé giấy truyền thống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về tem vé điện tử quy định theo Thông tư 78 mới nhất.

Tem vé điện tử là gì?

Nếu bạn đã từng đi tàu, hoặc đi máy bay trước đây thì hẳn các bạn sẽ không còn lạ lẫm với khái niệm “vé giấy”. Tuy nhiên khái niệm tem vé điện tử ngày nay vẫn còn khá xa lạ đối với một số người chưa được sử dụng.

Tem vé điện tử là gì?

Vé điện tử (E-tickets hay Electric tikets) là loại vé mà nội dung quan trọng nhất trên vé là “Mã vé điện tử”. Vé điện tử được truy xuất ra từ một hệ thống phần mềm.

Ví dụ: Vé máy bay, vé tàu hỏa, vé xem phim,…

 

Vé máy bay điện tử bao gồm đầy đủ các thông tin chuyến bay

(Nguồn: ảnh internet)

Vậy vé giấy khác với vé điện tử ở điểm gì?

Tem vé giấy thông thường đều hiển thị tất các cả thông tin cần thiết trên mặt vé. Đối với vé điện tử, Mã vé điện tử sẽ chứa đựng toàn bộ thông tin. Có nghĩa là khách hàng chỉ cần cung cấp mã vé điện tử là nhà cung cấp có thể tra cứu được mọi thông tin liên quan.

Điều này sẽ thuận tiện hơn cho khách hàng rất nhiều với việc lưu trữ cũng như nhận tem vé khi đặt dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần gửi Mã vé điện tử qua email hoặc điện thoại.

 

Tem vé điện tử có phải hóa đơn điện tử?

Theo quy định tại Điều 8 mục I, Chương II: Quy định đối với hoá đơn thuộc Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có chỉ rõ:

Điều 8. Loại hóa đơn

5. Các loại hóa đơn khác, gồm:

a) Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;

b) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, các loại như tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử có hình thức nội dung theo đúng quy định chính là Hóa đơn điện tử.

 

Quy định về tem vé điện tử?

1. Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. Cụ thể như sau:

a) Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này được thể hiện trên mỗi hóa đơn, như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM PHIẾU THU, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, HÓA ĐƠN BÁN TÀI SẢN CÔNG, TEM, VÉ, THẺ, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA.

Căn cứ theo thông tư Số: 78/2021/TT-BTC

a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:

- Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;

- Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;

- Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;

- Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;

- Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;

- Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.

b) Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:

- Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;

- Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;

- Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:

+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;

+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.

- Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;

- Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết);

c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm đối với hóa đơn điện tử ủy nhiệm.

 

Giải pháp tem vé điện tử VIN-TEMVE?

 

VIN-TEMVE là giải pháp:

  • Cung cấp giải pháp in tem vé trực tiếp thông qua các máy in đặc thù.

  • Đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ đúng quy định pháp luật.

  • Đảm bảo tốc độ và tính linh động của quá trình cung cấp dịch vụ.

Xem thêm tin bài: Giải Pháp Tem Vé Điện Tử VIN-TEMVE

Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin về Tem vé điện tử là gì? Quy định về tem vé điện tử theo Thông tư 78. Hãy theo dõi VIN-HOADON để cập nhật thêm các kiến thức liên quan đến hóa đơn điện tử, tem vé điện tử nhé!

 

 


 
G

1900.6134